Hạt nho làm chậm quá trình lão hóa,
tốt cho tim mạch
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất
resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng
có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Điều này
giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch. Trong
cao làm từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác
dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động
mạch và quá trình lão hóa sớm.
Khả năng loại trừ các gốc tự do của chất này lớn hơn nhiều
so với vitamin C và E. Các dòng ung thư đều bị ức chế và hoạt động của các tế
bào khỏe mạnh được đẩy mạnh. Mức độ tác dụng tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và
thời gian ủ cao hạt nho. Chất này còn phòng được bệnh do virus gây ra, kháng
virus herpes, bại liệt.
Hạt nho còn được ép lấy dầu, chứa nhiều axít linoleic, có
tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch nếu
dùng hàng ngày. Dầu này còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông
cục, làm tắc nghẽn thành mạch).
Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp
(do ăn nhiều muối), hàn gắn vết thương do tiểu đường và béo phì gây ra.
Hạt lựu chống lão hóa, bảo vệ khớp
Chua và giòn, lựu là
loại trái có hương vị đặc biệt. Nước ép trái lựu có hương vị thơm ngon và tốt
cho sức khỏe, làn da. Hạt lựu chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại nước
uống khác như trà xanh, nước nho, trái việt quất... Các vitamin A, C, E chứa
trong trái lựu là những chất chống oxi-hóa, nhờ vậy uống nước ép trái lựu
sẽ trẻ lâu. Dầu
hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng
“mau liền” với các thương tổn da.
Các chất polyphenol, flavonoid tannin và anthocyanin trong hạt lựu có thể giúp da
chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp
nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Ăn nhiều hạt lựu còn có thể bảo vệ
khớp, các chất dinh dưỡng trong đó có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch khớp giúp
bôi trơn các khớp.
Theo các nhà nghiên cứu trái
lựu còn có tác dụng chống ung thư vú và tuyến tiền liệt rất tốt. Lựu cũng có
công dụng chống bệnh mất trí nhớ. Những người cao tuổi cũng hạn chế được bệnh
đãng trí khi uống nước ép lựu.
Lựu còn giúp bảo vệ động
mạch: những người mắc bệnh tiểu đường uống 2 ly nhỏ nước ép lựu mỗi ngày trong
vòng 3 tháng sẽ ngăn ngừa được sự hấp thu cholesterol trong máu, một trong
những nguyên nhân làm xơ cứng động mạch.
Hạt
vải
Trong các cẩm nang về Đông dược sử
dụng trên lâm sàng hiện đại, hạt vải luôn luôn hiện diện và được xếp vào loại
“Thuốc lý khí” (“lý” = chỉnh lý, “lý khí” = chữa trị các chứng bệnh liên quan
đến chức năng của “khí”). Hạt vải khi dùng để chữa bệnh, nói chung không cần
sao chế gì đặc biệt (gọi là dùng sống). Một số trường hợp, cần bào chế theo yêu
cầu của từng loại bệnh.
Phòng trị đái tháo đường tuýp 2:
- Cách 1: hạt vải phơi khô, thái
nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g. Uống mỗi
ngày 3 lần, mỗi lần 4 - 6 viên; Liên tục 3 tháng (một liệu trình).
- Cách 2: hạt vải đem sấy khô, tán
mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng,
mỗi lần uống 10g. Liệu trình 3 tháng.
Viêm,
đau dạ dày mạn tính:
hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi
lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Phòng
sỏi mật: thường
ngày nên uống “Quất hạch lệ hạch ẩm”: dùng hạt quít, hạt vải, mỗi thứ 20g, trần
bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, trần bì, hồi hương; ba vị
liều lượng bằng nhau, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi
lần uống 4 - 6g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Phụ
nữ thống kinh, sản hậu đau bụng: dùng hạt vải 15g, hương phụ (củ gấu) 30g. Hai thứng hiền
mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6g. Chiêu bằng nước muối nhạt hoặc
nước đun sôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét