MUA ONLINE GIẢM 5% TẠI ĐÂY

MUA ONLINE GIẢM 5% TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

TRỊ BỆNH BẰNG HẠT TRÁI CÂY (P.2)

1.     Hạt nhãn

Hạt nhãn chứa nhiều tinh bột, saponin, chất béo và tanin, tính vị hơi đắng, chát, tính bình, có công năng và chủ trị: Cầm máu trong đau dạ dày, vết thương bỏng, vết thương ra máu, đau sán khí, bị thương ngoài da chảy máu.
- Bí tiểu tiện: Hạt nhãn 12g gọt bỏ vỏ đen bên ngoài, giã nát sắc với nước, uống dần từng ít một. Tiểu tiện thông rồi, muốn cho tiểu bớt đi thì sắc cùi long nhãn uống.
- Sa đì (sinh dục bị sưng to, xệ xuống, đau nhức): Dùng hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương 3 thứ lượng bằng nhau đem tán mịn ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4 chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước sắc vị thuốc thăng ma.
- Chảy máu do chấn thương: Hạt nhãn tán nhỏ, đắp vào vết thương.
- Chữa chảy máu cam, cầm máu vết thương ngoài da: Hạt nhãn 10 gam. Gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, tán thành bột. Lấy bông đã thấm nước chấm bột hạt nhãn, nhét vào lỗ mũi hoặc vết thương đang chảy máu. Hạt vải cũng có công dụng như vậy.
- Trị rắn cắn: lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc, do vậy mà vết cắn được chữa trị.
- Làm đẹp tóc: Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc. Do vậy mà có thể sử dụng thay nước gội đầu.
- Trị thận hư: 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ.
2.     Hạt hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân rất phong phú, từ protein, chất béo, đường, vitamin C, vitamin P, các loại vitamin B cho đến các nguyên tố vi lượng như lân, sắt. Hạt hạnh nhân có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, phòng trừ bệnh tim mạch, trị ho bình suyễn, thông khí nhuận tràng. Ngoài ra hạt hạnh nhân còn dùng để chữa bệnh viêm tai giữa.
- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Ép khoảng 5 hạt hạnh nhân lấy dầu, trộn với một ít băng phiến, nhỏ vào tai, ngày 2 lần.

3.     Hạt đào

Nhân hạt đào (đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình, có công hiêu phá huyết tan ứ, nhân táo trơn ruột, có tác dụng hoạt huyết hành huyết, làm tan huyết tự ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hòa chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho. Trong điều trị lâm sàng, đào nhân còn thường dùng chữa trị bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương. Đối với chứng liệt nửa người do tắc nghẽn mạch máu, đào nhân cũng có tác dụng điều trị nhất định. Hạt đào chứa 50% dầu béo, 3,5% amygdalin, 0,4 - 0,70% tinh dầu. Ngoài ra, còn có men emulsion, axit prussic, cholin acetylcholine.
- Trị hen suyễn: Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Viêm bóng đái: Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi. Đau bụng sau khi đẻ: Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống.
- Điều trị chứng ho do hư hàn, táo bón ở người già: Đào nhân 100 gam, đường trắng 50 gam, rượu 150 ml. Giã nhỏ nhân đào hạt, cho đường, rượu vào nồi đất, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun 10 phút là được. Mỗi lần 1 thang, mỗi ngày 1-2 lần, uống liền trong 3-10 ngày.
4.     Hạt bưởi, hạt chanh

Hạt bưởi tính ấm, vị đắng, giã nát sắc uống dùng chữa sa ruột, sa nang. Hạt chanh vị đắng, tính bình, có công hiệu hành khí, giảm đau.
- Đau do sa nang: Hạt bưởi, tiểu hồi hương, hạt vải mỗi loại 15 gam, sắc uống.
- Lao lực quá độ: Hạt chanh 6 gam tán nhỏ, uống cùng rượu gạo 30 gam.
- Đau do sa nang: Hạt chanh, hạt quả anh đào mỗi loại 50 gam, sao với giấm, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 10 gam.

- Xơ tóc, rụng tóc: Hạt bưởi 15 gam. Đổ nước sôi ngâm hạt. Bôi mỗi ngày 2 lần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cộng đồng facebook Quà Tặng Trái Cây

Cùng tham gia cộng đồng Facebook Quà Tặng Trái Cây để nhận tin hot mỗi ngày bạn nhé