Quà Tặng Trái Cây - Mang đến hương vị ngọt ngào cuộc sống cho gia đình bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Quà Tặng Trái Cây - Mang đến hương vị ngọt ngào cuộc sống cho gia đình bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Quà Tặng Trái Cây - Mang đến hương vị ngọt ngào cuộc sống cho gia đình bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Quà Tặng Trái Cây - Mang đến hương vị ngọt ngào cuộc sống cho gia đình bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Quà Tặng Trái Cây - Mang đến hương vị ngọt ngào cuộc sống cho gia đình bạn

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

MUA ONLINE GIẢM 5% TẠI ĐÂY

MUA ONLINE GIẢM 5% TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

CÔNG THỨC TRỊ THÂM CHO VÙNG DA DƯỚI CÁNH TAY

Dùng dao cạo hay nhíp nhổ lông thường xuyên, các tế báo chết bị tích tụ, do cơ địa hoặc thay đổi nội tiết tố là các nguyên nhân làm xuất hiện vết thâm khó trị vùng dưới cánh tay. Điều này khiến cho chị em có cảm giác mất tự tin khi diện cho mình những váy áo dây không tay ra phố. Đừng lo lắng, các công thức dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện vùng da dưới cánh tay sáng sạch hơn.
Cách 1: Sử dụng một miếng đu đủ chín và chà làn da lên vùng da dưới cánh tay. Đu đủ giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp da đẹp hơn, mau lành các tổn thương, nhằm loại bỏ tế bào chết, làm mịn và trắng da.


Cách 2: Chỉ đơn giản là một lát chanh chà lên hoặc kết hợp cùng bột nở, để 10 phút rồi tắm qua nước ấm. Làm đều đặn mỗi ngày 1-2 lần, các sắc tố đen và tối màu ở khu vực này sẽ giảm đi trông thấy. Ngoài ra chanh còn có tác dụng giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, cải thiện hiệu quả mùi hôi dưới cánh tay.

Cách 3: Trộn đều hỗn hợp nửa thìa cà phê bột phèn chua và một thìa tinh dầu olive (có thể thay thế bằng tinh dầu) vitamin E rồi chà vào nách theo đường trôn ốc và ngược lại. Để như vậy khoảng 10 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Tác dụng của phèn chua cùng với dầu olive sẽ giúp bạn giảm vùng thâm ở nách và khử mùi hôi cho vùng da này
.
Cách 4: Trộn đều hỗn hợp một ít bột nghệ và một thìa nước ép dưa leo và một thìa mật ong cho đến khi đặc quánh. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da dưới nách, để khoảng 20 phút, rửa sạch. Thực hiện 2 - 3 lần một tuần để có kết quả tốt nhất.

Cách 5: Rửa sạch, phơi khô và nghiền nhỏ vỏ cam rồi trộn với sữa chua, thoa hỗn hợp này lên massage nhẹ vòng tròn rồi để 15 phút sau rửa sạch. Vitamin C  và tinh dầu từ vỏ cam kết hợp với sữa lên men giàu dưỡng chất nhanh chóng thấm sâu vào vùng da dưới cánh tay, giúp tẩy các tế bào chết, giảm vết thâm và duy trì độ ẩm cho da.

 
Cách 6: Xắt lát mỏng một quả cà chua chín, đắp lên vùng da dưới cánh tay, chà xát nhẹ, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Những dưỡng chất có trong cà chua có tác dụng làm mờ các vết thâm rất hữu hiệu.


Tuy nhiên, để quá trình điều trị vết thâm đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng nách trước khi đi ngủ mỗi ngày. Điều này góp phần cung cấp độ ẩm cho da, tránh khô ráp, phân giải và ngăn ngừa sự tích tụ của Melanin gây sạm và thâm.

CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH CỦA QUẢ ME

Me là loại cây khá thân thuộc, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Cây me thân gỗ, tán rộng chủ yếu được trồng làm bóng mát ở sân vườn hoặc ven đường đi. Trái me được nhiều người biết đến như một thứ gia vị cho món ăn thêm phần hấp dẫn (sambhar, cơm pilihora hay nhiều loại tương ớt – một thành phần chủ yếu trong đồ ăn của người dân ở miền Nam Ấn Độ), một số khác lại dùng để ăn chơi bởi tính chua ngọt đặc trưng của nó (kẹo pulparido ở Mexico) hay xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á (quả khô ướp muối hay quả khô tẩm đường trong đồ uống lạnh, kem que...). Thế nhưng, không nhiều người biết rằng quả me ẩn chứa nhiều công dụng vô cùng hữu hiệu trong phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh cho cơ thể.


1.                 Tăng cường khả năng miễn dịch
Me là một trong số ít trái cây chứa nhiều hàm lượng protein (khoảng 6% trong mỗi quả) và vitamin C dồi dào có khả năng sản sinh kháng thể chống lại các tác nhân virus, vi khuẩn khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bạn, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Trong điều trị cảm lạnh, hạ sốt, bạn có thể dùng một ít bột va thịt me để làm món súp nóng như cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ hay lấy thịt me và đổ nước sôi vào và để trong 1h. Sau đó cho thêm chút mật ong ấm và uống cũng giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Súc miệng bằng nước me để điều trị viêm họng hoặc uống để giải nhiệt cho những người bị say nắng rất hiệu quả.
2.                 Ngăn ngừa táo bón
Với hàm lượng chất xơ khoảng 20%, quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động, nhuận tràng vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa táo bón, điều trị chứng nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Thậm chí những màu đỏ bao phủ bên ngoài hạt me còn là một liệu pháp khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy và bệnh lỵ bằng cách tán nhuyễn hạt me chung với một ít đường dùng 2-3 lần/ngày. Thịt me khi được kết hợp với mật ong, sữa, gia vị hoặc trái chà là còn có tác dụng kích hoạt hoạt động của túi mật.

3.                 Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Riboflavin chứa trong quả me có tác dụng chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng không béo cho các hoạt động của mình. Đồng thời chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng đóng vai trò làm giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Bảo vệ hệ tim của bạn khỏe mạnh.
món đá me rất ngon

Bên cạnh đó, quả me có thành phần kali cao gấp hai lần lượng kali có trong trái chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp rất tốt. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, qua đó tránh tình trạng huyết áp tăng giảm đột ngột.
4.                 Giúp xương và răng chắc khỏe
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn, chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này. Trong trái me chứa hàm lượng magiê đến 23%, vitamin C 6% và calcium 7% vô cùng hữu ích trong bảo vệ xương và răng chắc khỏe, chống lại các bệnh về răng miệng đồng thời hỗ trợ cơ chế đông máu hoạt động bình thường. Đắp hỗn hợp thịt của quả me, lá và hoa me kết hợp với nhau áp dụng vào các khớp đau đớn và chỗ sưng tấy cũng khá hiệu quả.

5.                 Hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh và ngừa thiếu máu
Hàm lượng thiamin 29 % và sắt 16% trong quả me có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu thiamin, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể gặp phải các tổn thương từ nhẹ đến nặng dẫn đến biểu hiện tê chân tay, chuột rút, đau mỏi… vì vậy, nó hỗ trợ rất tốt vấn đề này. Đồng thời, hàm lượng sắt cao ngừa thiếu máu do cơ thể bạn thiếu sắt, giúp bảo vệ thần kinh và trí não hiệu quả.

6.     Giúp cho da và mắt khỏe đẹp
Me là một nguồn chất chống oxy hóa rất tốt trong điều trị bệnh viêm da, bệnh vàng da và chứng viêm nhiễm khác đồng thời me còn có khả năng phòng chống ung thư. Me còn được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me có thể là một điều trị hội chứng khô mắt. Chất kết dính, cho phép nó dính vào bề mặt của mắt và lưu lại trong mắt lâu dài hơn mắt các chế phẩm khác.


Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100 mg trái me

Vitamin A-: 30 IU
Vitamin B: 0,34 mg
Vitamin B2: 0,14 mg
Niacin: 1.2 mg
Vitamin C: 2 mg
Canxi: 74 mg
Sắt: 2,8 mg
Phospho: 113 mg
Chất béo: 0,6 gm
Carbohydrates: 62,5 gm
Protein: 2,8 gm
Năng lượng: 239

CÔNG DỤNG THÚ VỊ CỦA QUẢ CAU

Từ xưa đến nay, khi nhắc về quả cau thì không một người Việt Nam nào lại không biết tới. Cũng như ở các nước Đông Nam Á khác, cau trầu có mặt trong tất cả các buổi lễ cúng, cưới hỏi, trang hoàng, trong hoàng tộc cũng như ngoài dân gian. Nó "biểu tượng cho sự kính trọng, cho lòng biết ơn, cho sự tạ lỗi”... Mặt khác, bên cạnh ý nghĩa văn hóa nhất định của nó quả cau còn có nhiều công dụng trong thực tiễn.

Trong Đông y, cau có tính hạ khí, hành thuỷ thông đại tiểu trường. Dùng quả cau chữa được các chứng chương tích, chướng khí, tạ hạ và sát trùng. Vỏ quả trị thuỷ thũng, lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Trong quả cau cũng có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt cau có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu. Hạt cau làm tê liệt thần kinh giun sán, làm giun sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Hạt cau khô dùng hỗ trợ tiêu hóa chữa viêm ruột.
Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Hạt cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn cau luôn miệng, vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô.
Trước kia, các thầy thuốc ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 1, các lương y Ả Rập ở thế kỷ 10 đã công nhận những giá trị y học của quả cau.


Hoạt chất chính của phần thịt quả là 4 ancaloit là arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin chiếm từ 0,1-5 %. Chất arecolin trong thịt quả cau gây chảy nước bọt và làm tăng bài tiết dịch vị làm co nhỏ đồng tử giúp giảm áp nhản trong bệnh Glocom. Chất areclin còn làm tim đập chậm, tăng nhu động ruột và có thể kích thích thần kinh. Trong cau có một phần tannin ức chế được enzym chuyển đổi angiotensin nên được xem là chất chống huyết áp.

Trong hạt (phần thịt quả) trái cau có chứa tanin, trái non có 70% tanin, trái chín còn 15-20 % tanin. Ngoài ra có chứa chất mỡ 14% gồm myristin, olein, laurin và chất đường như sacaroza, mannan,galactan và muối vô cơ.

Trong một cuộc khảo cứu rộng lớn trên 100 thảo mộc ở châu Á, hãng Coreana Cosmetics đã tìm ra cau cùng với riềng, nghệ, cải, đinh hương, đơn bì, đại hoàng… trong số những cây có thể dùng để chiết xuất chất kháng oxy hoá.
Trước đây, nhiều người dùng vỏ trái cau chà răng - một vật liệu vừa hữu hiệu vừa dễ kiếm cần được khuyến khích. Các chất phenol, đặc biệt là ester được đưa vào thuốc trị u khối, chữa các chứng nhiễm virus. Vì ức chế glycerophosphat deshydrogenase, chúng được cho vào thức ăn chống béo.

Song song với những khảo cứu y khoa, kỹ nghệ cũng tìm cách ứng dụng tính chất của cau. Những phenol có khả năng bảo vệ nucleotid, chống tác dụng phá hoại của enzym được dùng bảo vệ rau quả như dưa chuột để giữ hương vị. Chúng ức chế urease chế tạo ammoniac trong urea nên được dùng làm thuốc thơm. Người ta đã làm thuốc nhuộm vải, lụa với phần chiết từ cau. Tannin được trộn với natrium sulfat, natrium carbonat làm thuốc nhuộm tóc đen xám. Nhờ chất proanthocyanidin, đặc biệt chất epicatechin-catechin, cau được hoà với một số chất để làm thuốc kích thích tóc mọc. Một loại giấm giàu enzym và amin acid, xúc tiến sự tiêu hoá, gồm có một phần hột cau, nước gừng, cải củ, khoai mài... Thân cau có nhiều lignin, ít hollocellulose, có tính chất cơ lý học tương đương gỗ cứng thường dùng làm giấy. Vỏ trái cau đem xử lý với nấm đỏ Phanerochaete chrysosporium tăng số lượng protein lên 100%, nếu để nguyên cho ủ thì lignin huỷ hoại đến 62% nhưng năng suất khí methan phát ra tăng lên 48%. Vỏ trái cau dùng đánh răng, vừa rẻ tiền, vừa vệ sinh.

Như vậy, vì quả cau có khá nhiều công dụng nên ngày nay nó được sử dụng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới, chủ yếu phục vụ trong thực nghiệm y học và y học cổ truyền.

TRỊ BỆNH BẰNG HẠT TRÁI CÂY (P.2)

1.     Hạt nhãn

Hạt nhãn chứa nhiều tinh bột, saponin, chất béo và tanin, tính vị hơi đắng, chát, tính bình, có công năng và chủ trị: Cầm máu trong đau dạ dày, vết thương bỏng, vết thương ra máu, đau sán khí, bị thương ngoài da chảy máu.
- Bí tiểu tiện: Hạt nhãn 12g gọt bỏ vỏ đen bên ngoài, giã nát sắc với nước, uống dần từng ít một. Tiểu tiện thông rồi, muốn cho tiểu bớt đi thì sắc cùi long nhãn uống.
- Sa đì (sinh dục bị sưng to, xệ xuống, đau nhức): Dùng hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương 3 thứ lượng bằng nhau đem tán mịn ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4 chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước sắc vị thuốc thăng ma.
- Chảy máu do chấn thương: Hạt nhãn tán nhỏ, đắp vào vết thương.
- Chữa chảy máu cam, cầm máu vết thương ngoài da: Hạt nhãn 10 gam. Gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, tán thành bột. Lấy bông đã thấm nước chấm bột hạt nhãn, nhét vào lỗ mũi hoặc vết thương đang chảy máu. Hạt vải cũng có công dụng như vậy.
- Trị rắn cắn: lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc, do vậy mà vết cắn được chữa trị.
- Làm đẹp tóc: Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc. Do vậy mà có thể sử dụng thay nước gội đầu.
- Trị thận hư: 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ.
2.     Hạt hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân rất phong phú, từ protein, chất béo, đường, vitamin C, vitamin P, các loại vitamin B cho đến các nguyên tố vi lượng như lân, sắt. Hạt hạnh nhân có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, phòng trừ bệnh tim mạch, trị ho bình suyễn, thông khí nhuận tràng. Ngoài ra hạt hạnh nhân còn dùng để chữa bệnh viêm tai giữa.
- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Ép khoảng 5 hạt hạnh nhân lấy dầu, trộn với một ít băng phiến, nhỏ vào tai, ngày 2 lần.

3.     Hạt đào

Nhân hạt đào (đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình, có công hiêu phá huyết tan ứ, nhân táo trơn ruột, có tác dụng hoạt huyết hành huyết, làm tan huyết tự ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hòa chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho. Trong điều trị lâm sàng, đào nhân còn thường dùng chữa trị bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương. Đối với chứng liệt nửa người do tắc nghẽn mạch máu, đào nhân cũng có tác dụng điều trị nhất định. Hạt đào chứa 50% dầu béo, 3,5% amygdalin, 0,4 - 0,70% tinh dầu. Ngoài ra, còn có men emulsion, axit prussic, cholin acetylcholine.
- Trị hen suyễn: Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Viêm bóng đái: Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi. Đau bụng sau khi đẻ: Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống.
- Điều trị chứng ho do hư hàn, táo bón ở người già: Đào nhân 100 gam, đường trắng 50 gam, rượu 150 ml. Giã nhỏ nhân đào hạt, cho đường, rượu vào nồi đất, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun 10 phút là được. Mỗi lần 1 thang, mỗi ngày 1-2 lần, uống liền trong 3-10 ngày.
4.     Hạt bưởi, hạt chanh

Hạt bưởi tính ấm, vị đắng, giã nát sắc uống dùng chữa sa ruột, sa nang. Hạt chanh vị đắng, tính bình, có công hiệu hành khí, giảm đau.
- Đau do sa nang: Hạt bưởi, tiểu hồi hương, hạt vải mỗi loại 15 gam, sắc uống.
- Lao lực quá độ: Hạt chanh 6 gam tán nhỏ, uống cùng rượu gạo 30 gam.
- Đau do sa nang: Hạt chanh, hạt quả anh đào mỗi loại 50 gam, sao với giấm, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 10 gam.

- Xơ tóc, rụng tóc: Hạt bưởi 15 gam. Đổ nước sôi ngâm hạt. Bôi mỗi ngày 2 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG HẠT TRÁI CÂY (P.1)

Ta vẫn biết, các loại trái cây thường cung cấp một hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể, bên cạnh các hợp chất thiết yếu chỉ được tận dụng từ đa số nhân quả thì hạt của một số loại trái cây cũng không hẳn đã là thứ bỏ đi, nếu biết cách tận dụng và khai thác các công dụng bổ ích về điều trị bệnh bên trong đó.
Dưới đây là một số loại hạt trái cây cùng với các bài thuốc dân gian đặc trị bệnh thú vị từ chúng.

Ảnh minh họa

1.     Hạt quýt
Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng để chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu, v.v...
- Trị viêm tuyến sữa: Hạt quýt tươi 30 gam, cho ít rượu, rang khô, đổ nước sắc uống.
- Sa nang, sưng tinh hoàn: Hạt quýt, tiểu hồi hương lượng bằng nhau, rang vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3-6 gam với rượu ấm. Cũng có thể dùng hạt quýt, hạt vải, tiểu hồi hương, diên hồ sách mỗi loại 9 gam, sắc uống cũng rất tốt.

2.     Hạt trám

Nhân hạt chứa nhiều lipid, có thể ép thành dầu, trị nẻ da, kiết lỵ…
- Nẻ da do lạnh: Hạt trám đốt thành tro, trộn mới mỡ lợn bôi.
- Kiết lỵ ra máu: Trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro, mỗi ngày 9 gam, uống bằng nước cơm.
- Nứt môi, lở mép: Trám xanh sao, tán bột, trộn mỡ lợn để bôi.
- Hóc xương cá: Hạt trám non nghiền nát, ngậm nuốt dần.

3.     Hạt anh đào

Hạt anh đào tính ấm, có công hiệu giải độc, mọc sởi, ra mồ hôi, tiêu đờm, tan nhọt.
- Sa nang: Hạt anh đào 60 gam rang với giấm, tán bột, mỗi ngày uống 15 gam bằng nước đun sôi.
- Phòng sởi: Hạt anh đào 30 hạt, giã nát, hành cả rễ 10 củ, sắc uống. Khi uống có thể tra thêm ít đường vừa đủ. Mỗi ngày 2 lần.
- Mụn nhọt: Hạt anh đào nghiền với giấm, bôi.

4.     Hạt bí ngô

Trong hạt bí ngô có chứa kẽm và chất steroid đặc biệt làm giảm nguy cơ về bệnh tuyến tiền liệt, ngừa loãng xương, cải thiện chức năng bàng quang, kháng viêm, ngừa sỏi thận, điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa cả axit linoleic và protein thực vật, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, lipid máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, bí đại tiện: 60g hạt bí đỏ rang vàng cùng với 30g nhân lạc rang, 30g nhân hạt hồ đào sau đó ăn cùng lúc, mỗi ngày ăn 1 lần. Kiên trì ăn trong nhiều ngày (khoảng 15 ngày) bạn sẽ thấy kết quả cơ thể có sự thay đổi rõ rệt.
- Chữa phù nề chân tay, thiếu sữa sau sinh: 20g hạt bí đỏ, bóc lấy nhân, nghiền nát, cho đường trắng và nước sôi vào pha uống lúc sáng sớm và chiều tối (nhất là khi bụng đói). Uống liên tục trong 3 ngày. Đây cũng là bài thuốc có thể áp dụng đối với bệnh.
- Tẩy giun sán: Lấy 60g hạt bí đỏ khô, bóc vỏ lấy nhân, nghiền nát, cho thêm đường trắng hoặc mật vào uống với nước sôi để nguội. Uống vào lúc bụng đói, ngày 1 lần, uống liền trong 5 ngày để có tác dụng tốt nhất. Hoặc có thể lấy cau 30 gam, hạt bí đỏ 30 gam, sắc uống cũng đạt hiệu quả.
- Chữa ho, tiêu đờm, ho gà ở trẻ em: lấy 30g hạt bí đỏ, để cả vỏ, cho vào nồi sành rang cháy, nghiền thành bột, uống với nước đường trắng, mỗi lần 1,5 g, ngày uống 3 lần.

(còn tiếp)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

TRÁI CÂY NÀO TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH NHẤT?

Câu trả lời đó là Táo – được coi như thần dược kì diệu của sức khỏe.
Táo là loại cây ăn quả thuộc vùng nhiệt đới, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng... Ngoài tác dụng làm thực phẩm nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe (trừ táo Trung Quốc), phòng và trị nhiều bệnh.
Trong 100 gram táo, tỷ lệ đường chiếm từ 6 - 12 gram, bên cạnh đó hàm lượng vitamin và muối khoáng rất phòng phú, dồi dào như: vitamin C, các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, kali,  chất xơ rất cao (mỗi quả táo chứa từ 4 - 5 gram chất xơ)…




1. Giảm cân
Hầu hết các bệnh liên quan đến béo phì như suy tim và bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng các chất xơ trong táo. Ăn táo giữ cho cholesterol và trọng lượng của bạn trong tầm kiểm soát.
2. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Các chất xơ hòa tan trong táo làm giảm lượng đường trong máu. Giúp bạn ngăn ngừa chống lại nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã cho thấy: Cũng giống như quả lê và quả việt quất, táo có mối liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2 nhờ chất chống oxy hóa có tên Anthocyanins.
3. Giảm lượng cholesterol
Táo chứa chất xơ hòa tan cao, một trái có trung bình có khoảng 4g chất xơ. Một phần trong số chất sơ ở dạng pectin phá vỡ các chất béo trong ruột để giảm mức độ cholesterol trong cơ thể của bạn.
4. Giúp trái tim khỏe mạnh
Táo rất giàu chất xơ cho nên giảm nguy cơ cholesterol lắng trong động mạch. Màu nâu đỏ vỏ táo không cho phép các cholesterol để củng cố thêm giúp cho máu lưu thông tốt tăng cường hoạt động cho trái tim

5. Chống lại căn bệnh Parkinson và Alzheimer
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do sự thoái hóa của một nhóm các tế bào sản xuất dopamine ở não dẫn đến thiếu hụt chất này và dẫn đến run. Táo rất giàu chất xơ và chứa chất chống oxy hóa, nó giúp xây dựng, bảo vệ và chống lại sự suy thoái của dopamine. Táo còn kích thích gia tăng sự sản xuất Acetylcholine – chất kết nối các tế bào thần kinh. Vì thế, táo là lựa chọn tốt giúp tăng trí nhớ và giảm tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer – mất trí nhớ khi về già.

6. Chống lại bệnh tiêu chảy và táo bón
Táo là một loại quả kỳ diệu giúp bạn chống lại tiêu chảy và táo bón rất hữu hiệu. Nhờ có các sợi chất xơ hấp thụ nước dư thừa từ phân để giúp bạn kiểm soát được tình trạng tiêu chảy và táo bón.
7. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Táo cũng rất tốt cho mắt của bạn. Nhờ rất giàu chất xơ, những người tiêu thụ chúng ít nguy cơ đục thủy tinh thể.
 8. Ngăn ngừa lão hóa và ung thư
Các nhà khoa học đã so sánh 1500mg vitamin C với 1 quả táo nhỏ, kết quả đáng ngạc nhiên là quả táo và lượng vitamin C này có lượng chất chống ôxy hóa như nhau.
Táo tươi có lượng chất chống ôxy hóa gấp 15 lần so với lượng vitamin C mỗi ngày nên dùng.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng táo giúp ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư gan và ung thư ruột kết. Táo nguyên vỏ có hiệu quả đặc biệt.
9. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Táo rất giàu chất chống oxy hóa gọi là quercetin giúp xây dựng hệ miễn dịch và ngăn ngừa và chống lại bệnh tật. Ngoài Mỗi quả táo chứa khoảng 8mg vitamin C vì thế chúng sẽ cung cấp khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể, giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

10. Tốt cho gan
Các vitamin và muối khoáng trong táo tham gia vào quá trình tổng hợp, chuyển hóa và bài tiết của các cơ quan chức năng của cơ thể; kích hoạt các enzym ở trong gan và các enzym này có tác dụng tăng quá trình thải độc đối với gan.  Ngoài ra, khi ăn táo còn cung cấp các chất pectin, chất này giúp làm sạch hệ thống đường ruột, hút hết các chất độc trong lòng ruột ra để cho các thực phẩm khi hấp thu vào cơ thể không mang theo chất độc, như vậy sẽ đỡ quá tải cho gan.
11. Răng chắc và khỏe hơn
Khi bạn cắn ngậm răng trong trái táo đồng nghĩa với việc bạn có thể vệ sinh răng miệng. Bởi vì, trong trái táo rất giàu chất xơ khi cắn và nhai táo sẽ giúp răng chắc khỏe, làm giảm chảy máu chân răng và giảm nguy cơ gia tăng vi khuẩn trong miệng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng, ăn một quả táo mỗi ngày là cách hiệu quả để khôi phục sức khỏe và trẻ hóa cơ thể, có thể giúp bạn tránh xa bác sỹ. Điều cần lưu ý là khi sử dụng táo có thể dùng hoàn toàn mọi phần trừ hạt phải bỏ ra. Chú ý chọn táo đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi rửa táo phải rửa dưới vòi nước, nếu nghi ngờ độ an toàn có thể ngâm táo với nước muối hoặc nước lọc trong khoảng 15 - 30 phút để loại bớt hóa chất bên ngoài.

Cộng đồng facebook Quà Tặng Trái Cây

Cùng tham gia cộng đồng Facebook Quà Tặng Trái Cây để nhận tin hot mỗi ngày bạn nhé